Việc tiết kiệm tiền bạc để dành cho mình một khoản tiền lớn khi vẫn còn trẻ đều dễ dàng thực hiện trong tầm tay của bạn. Dưới 30 tuổi, nhiều người đã làm được như thế.
Thành thật mà nói, cũng có vài người rất may mắn khi họ được sinh ra trong gia đình sung túc, nhưng cũng nhiều người tự mình tiết kiệm được số tiền hằng mơ ước. Vậy vì sao họ làm được như vậy? Dịch vụ chuyển nhà Phú Mỹ xin mách cho bạn 9 cách tiết kiệm mà có thể bạn chưa từng được biết.
Tiết kiệm tiền bạc bằng cách sống với Bố Mẹ
Sống với bố mẹ ngày càng được nhiều người ưa thích, thậm chí sau 30 tuổi – đây là xu hướng trên toàn thế giới. Nếu bạn đang làm ở thành phố và có nhà tại thành phố, thì việc sống chung với bố mẹ sẽ giúp bạn tiết kiệm 30% – 50% mức lương hàng tháng đó nhé.
Tuy nhiên, không phải ai cũng muốn sống chung với bố mẹ. Vậy bạn có thể thuê nhà chung với bạn bè, anh em họ hàng xa chẳng hạn. Mọi người thường không nhận ra việc mình tiết kiệm được bao nhiêu khi sống cùng bố mẹ. Nhưng đó là một con số không nhỏ, chắc chắn là như thế.
Xem thêm: 7 cách thu hút tiền bạc vào nhà
Chuyển tiền lương vào tài khoản tiết kiệm ngay sau khi nhận lương
Trung tâm nghiên cứu Superjob đã thực hiện một cuộc khảo sát và nhận thấy khoảng 40% mọi người không có bất kỳ khoản tiết kiệm nào cả. Trên thực tế, việc tiết kiệm tiền không khó và bạn cũng không phải cố gắng sống với rất ít tiền như vẫn tưởng tượng. Tất cả bạn phải làm chỉ là để dành ~10% tiền lương của bạn ngay khi nhận được tiền lương và kết quả sẽ làm bạn ngạc nhiên đấy.
Đừng vội mua xe mới
Hầu hết mọi người đi làm trên chiếc xe máy và xe buýt và xe hơi chỉ là biểu tượng của sự thành công – không có gì hơn thế.
Trong trường hợp bạn không hề dư dả, thì việc bạn sở hữu xe đắt tiền không có nghĩa là bạn thành công. Đi làm bằng xe buýt hay xe máy còn dùng tốt, thì số tiền trả cho chi phí xe cộ hàng tháng sẽ giảm được hơn một nửa.
Ảnh minh họa
Tiết kiệm tiền bạc bằng cách hạn chế mua đồ hiệu
Những thứ hàng hiệu vốn mắc tiền, và ít mang lại lợi ích cho người sử dụng. Theo thống kê, số người vay tiền từ ngân hàng không ngừng tăng lên. Nhiều người trong số họ mua các thiết bị, quần áo, vật dụng, trang sức hợp thời trang và sau đó họ lại ăn mì tôm cả tháng. Họ không thể tiết kiệm đủ tiền nếu họ cứ tiêu những khoản tiền điên rồ vào những thứ họ không thực sự cần.
Đừng sử dụng cụm từ “Tôi có thể đủ khả năng”
Tiêu thụ quá mức là một trong những tệ nạn lớn nhất của xã hội hiện đại. Ngay cả khi một người kiếm đủ tiền, thói quen mua bất cứ thứ gì người này muốn dẫn đến việc không thể tiết kiệm được một số tiền đáng kể.
Một số người muốn mua những thứ không cần thiết nhưng độc đáo và thậm chí còn có một thuật ngữ cho hiện tượng này – tên là hiệu ứng snob. Vấn đề chính liên quan đến thói quen chi tiêu hàng ngày. Họ đi ăn, đến nhà hàng, mua thiết bị mới … Thật dễ dàng để chi tiêu nhiều hơn số tiền bạn kiếm được nếu bạn không thể giới hạn bản thân.
Thay đổi chuyên môn hoặc nơi làm việc của bạn
Đừng ngại thử một cái gì đó mới khi bạn vẫn còn trẻ. Có một cơ hội và bạn sẽ khám phá ra thứ gì đó sẽ mang lại cho bạn nhiều tiền và niềm vui hơn. Và đừng dành thời gian quý báu của mình ở nơi làm việc nếu sự nghiệp của bạn không phát triển. Có hàng trăm người khác và công ty khác trên thị trường sẽ đánh giá cao kiến thức và kinh nghiệm của bạn.
Học nấu ăn
Đi ăn ngoài rất tốn kém. Ăn uống thường xuyên không chỉ có hại cho ngân sách của bạn, mà còn có hại cho sức khỏe của bạn. Vì vậy, cách rẻ nhất là nấu ăn tại nhà.
Đừng đầu tư một cách dễ dàng
Không có thứ gọi là dễ dàng và những thứ rủi ro như cờ bạc là những cám dỗ làm mất tất cả tiền của bạn. Ngay cả một thứ có lợi nhuận như thị trường chứng khoán đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và nghiên cứu kỹ lưỡng chứ không đơn giản chỉ là sự may mắn ở đó.
Tránh xa các khoản nợ
Có lẽ ít người trong chúng ta mà chưa từng mắc nợ bao giờ, không ít thì nhiều. Một điểu không thể bỏ qua khi bắt đầu một kế hoạch tiết kiệm đó là rà soát và “thanh toán” hết các khoản nợ còn tồn đọng.
Càng sớm càng tốt bởi chừng nào bạn vẫn còn chưa thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn nợ nần đó, bạn khó có thể dành hết tâm trí của mình cho cái kế hoạch kia. Bạn sẽ luôn cần tới một “quỹ dự phòng” nho nhỏ dành cho những công việc đột xuất như hỏng xe và những lúc đau ốm.
Bài viết có sử dụng tư liệu và trích dẫn từ các nguồn cafef.vn và cafebiz.vn