Khi chuyển văn phòng sang địa chỉ mới, doanh nghiệp cần phải làm thủ tục khai báo với cơ quan chức năng về việc chuyển văn phòng tới địa điểm mới. Vậy thủ tục chuyển văn phòng công ty cần làm những gì ? Hãy cùng dịch vụ chuyển văn phòng Phú Mỹ theo dõi bài viết đã tổng hợp dưới đây.
Quy trình các bước làm thủ tục chuyển văn phòng công ty
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Tại cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đi:
Tờ khai Điều chỉnh thông tin đăng ký thuế theo mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư số 95/2016/TT-BTC.
Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đơn vị trực thuộc, hoặc Quyết định thành lập, hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp theo địa chỉ mới.
Tại cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đến:
Thông báo người nộp thuế chuyển địa Điểm theo mẫu số 09-MST ban hành kèm theo Thông tư số 95/2016/TT-BTC do cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đi cấp;
Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (đối với hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định) hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp theo địa chỉ mới.
(Nguồn: luatvietan.vn)
Bước 2: Nộp hồ sơ khai báo với cơ quan thuế
Khi doanh nghiệp muốn thay đổi địa chỉ văn phòng làm việc, trước tiên cần phải khai báo với cơ quan thuế sở tại đang quản lý. Bộ hồ sơ mà cơ quan thuế yêu cầu thường bao gồm:
- Tờ khai điều chỉnh đăng ký thuế theo mẫu 08-ĐK-TCT.
- Bản sao giấy đăng kí kinh doanh công ty.
- Tùy cơ quan có thể yêu cầu giấy giới thiệu cho người đi nộp.
Bước 3: Nhận kết quả
Quy trình trả kết quả sẽ mất khoảng 8 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. Trong bộ hồ sơ trả về sẽ đi kèm thông báo về tình trạng các loại giấy từ và kê khai thuế của doanh nghiệp. Sau khi nhận thông báo thì phía doanh nghiệp cần nhanh chóng hoàn tất việc đóng thuế (nếu có) trước khi chuyển hồ sơ đến phòng đăng ký kinh doanh.
Bước 4: Nộp hồ sơ đến phòng đăng ký kinh doanh
Chuyển đổi thông tin hồ sơ đăng ký kinh doanh: Đây là bước rất quan trọng khi làm thủ tục khai báo chuyển văn phòng công ty. Bộ hồ sơ bao gồm:
- Biên bản họp chuyển trụ sở làm việc
- Quyết định thay đổi địa chỉ kinh doanh văn phòng công ty
- Bản sao của giấy phép đăng ký kinh doanh hiện tại
- Giấy ủy quyền người đi nộp hồ sơ
- Thông báo về việc thay đổi địa chỉ kinh doanh, thông tin đăng ký thuế
- Các giấy tờ về địa điểm kinh doanh mới chứng minh các điều kiện sử dụng (hợp đồng mua/thuê)
- Mẫu 09-MST do cơ quan thuế trả về trước đó
Sau khi doanh nghiệp bạn đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì có thể đến phòng đăng ký kinh doanh để tiến hành các thủ tục nộp hồ sơ.
Bước 5: Đăng ký lại thông tin với cơ quan thuế
Thường sẽ mất 10 ngày để nhận được giấy phép kinh doanh ở địa điểm mới. Bước tiếp theo của thủ tục chuyển văn phòng là đăng ký lại thông tin với cơ quan thuế nơi mà doanh nghiệp bạn muốn đặt trụ sở.
Hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai 09-MST
- Bản sao có chứng thực giấy đăng ký kinh doanh mới.
Bước 6: Xin cấp đổi con dấu
Do có quy định bắt buộc về con dấu, cho nên khi doanh nghiệp chuyển địa điểm kinh doanh thì cần phải làm thủ tục xin cấp đổi con dấu mới.
Trong trường hợp nếu con dấu là của chi nhánh muốn thay đổi địa chỉ văn phòng thì doanh nghiệp chỉ cần tiến hành khắc con dấu mới và thông báo với phòng đăng ký kinh doanh về việc thay đổi mẫu con dấu.
Những lưu ý khi làm thủ tục chuyển văn phòng công ty
– Trường hợp nếu doanh nghiệp muốn chuyển trụ sở văn phòng đại diện sang các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác. Sau khi hoàn tất các thủ tục thuế, thì doanh nghiệp gửi Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi dự định chuyển đến.
– Do các thủ tục chuyển văn phòng khá phức tạp và mất thời gian, vì thế doanh nghiệp nên chuẩn bị thật đầy đủ và cẩn thận, tránh các trường hợp thiếu sót.
– Để việc chuyển văn phòng làm việc được diễn ra suôn sẻ, doanh nghiệp cần phải lập kế hoạch chuyển văn phòng khoa học. Đảm bảo không có bất kỳ rủi ro nào xảy ra.
– Ngoài các thủ tục chuyển văn phòng thì doanh nghiệp cũng nên xem ngày tốt chuyển văn phòng để có thể tìm ngày tốt và đẹp nhất chuyển về, điều này có ý nghĩa sẽ giúp doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi và thành công hơn trong tương lai.